Quảng Ngãi: Ngừng tìm kiếm 4 ngư dân mất tích trên biển

Sau 5 ngày tổ chức tìm kiếm 4 ngư dân Quảng Ngãi không có kết quả, gần 20 tàu cá đã ngừng hoạt động cứu nạn.

Trao đổi trên báo Lao động vào chiều 12/12, ông Trần Đình Tiến - Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) cho biết, gần 20 tàu cá tham gia tìm kiếm 4 ngư dân mất tích trong 5 ngày qua đã ngừng hoạt động tìm kiếm. 

Cũng theo ông Tiến, tuy nhiên, ở ngoài khơi vẫn còn 2 tàu SAR 274 từ Đà Nẵng và tàu SAR 27-01 xuất phát từ Nha Trang đang tìm kiếm các ngư dân.


Quảng Ngãi Ngừng tìm kiếm 4 ngư dân mất tích trên biển
Tàu cá QNg 11150 TS bị chìm được đưa vào bờ, còn 4 ngư dân vẫn còn mất tích trên biển

Trước đó, báo Thanh niên đưa tin, sáng 7/12, tàu cá QNg 11150 TS do ngư dân Cao Văn Hiệp (56 tuổi, ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng cùng 3 ngư dân là Cao Thành Nam (18 tuổi), Dương Việt Cường (46 tuổi) và Trần Văn Thu (42 tuổi) đi hành nghề lưới kéo đơn tại vùng biển Quảng Ngãi, sau đó bị mất tích.

Sau khi nhận tin, các cơ quan chức năng điều động 6 tàu cá ra vùng biển cách xã Tịnh Kỳ khoảng 1 hải lý về phía đông nam kết hợp với 30 tàu cá khác đang hoạt động tại khu vực tàu cá QNg 11150 TS bị nạn để phối hợp tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Sáng 9/12, lực lượng cứu hộ địa phương đã xác định được tọa độ tàu cá bị chìm ở vị trí cách cửa biển Sa Kỳ, huyện Bình Sơn khoảng 5 hải lý. Chiều cùng ngày, các thợ lặn tiếp cận tàu cá này và lai dắt vào bờ.

Theo kinh nghiệm của các ngư dân địa phương, tàu cá QNg 11150 TS cùng 4 ngư dân có khả năng bị cài lưới, nước chảy kết hợp với gió mạnh nhấn chìm.

Điều 4, Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy về Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

1. Thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ phải được báo kịp thời, chính xác cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số điện thoại 114 hoặc lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác quy định tại Điều 5 Quyết định này, đồng thời báo cho chính quyền địa phương và Công an nơi gần nhất.

2. Việc cứu nạn, cứu hộ phải được tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người.

3. Khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an toàn đối với người, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

(Tổng hợp)

Bình luận & Góp ý

0 nhận xét :

Đăng nhận xét